Kỹ thuật nông nghiệp

logo
quang cao
Bài viết nổi bật

Mách nhỏ bà con kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất

Giới thiệu kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất cho hiệu quả bất ngờ! Dâu tây (hay dâu đất) là loại trái cây được trồng ở những nơi có....

Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú với thương hiệu 3A - Luôn đồng hành cùng bà con nông dân!

Giới thiệu kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất cho hiệu quả bất ngờ!


Dâu tây (hay dâu đất) là loại trái cây được trồng ở những nơi có khí hậu mát lạnh. Quả dâu tây chủ yếu được sử dụng để làm các món mứt, kẹo, điểm tâm, đồ uống... Đây là loại cây được rất nhiều người ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất cho quả đẹp, năng suất.

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất
 Kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng dâu tây

Khí hậu và thời tiết để trồng dâu tây

Dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ, sau đó được đưa vào Châu Âu để lai tạo, bởi vậy nó thích nghi với khí hậu vùng ôn đới, mát lạnh và nhiều ánh sáng.

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất

Đối với dâu tây, thiếu ánh sáng có thể ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và kết quả, đồng thời nếu không khí có độ ẩm cao và mưa nhiều sẽ khiến cây bị bệnh. Bởi vậy, ở Việt Nam, nơi thích hợp nhất để trồng dâu tây là Đà Lạt, Sapa, Mộc Châu... và các địa phương có khí hậu mát mẻ khác. 

Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng dâu tây là từ 18-22°C, với nhiệt độ này cây sẽ cho quả đỏ, đẹp, năng suất cao.

✔✔ Chuẩn bị đất trồng dâu tây

Dâu tây là loại cây thân cỏ, có yêu cầu khá cao về đất trồng. Bởi vậy, trong kỹ thuật trồng dâu tây này, bạn cần chuẩn bị địa điểm trồng có loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt phải giàu chất hữu cơ và dinh dưỡng, đồng thời vừa giữ ẩm tốt lại vừa thoát nước tốt, có mức độ pH từ 6-7.

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất
 Dùng máy xới đất giúp công việc nhẹ nhàng hơn

Bạn phải xới nhiều lần để đảm bảo đất trồng tơi, nhỏ mịn và dọn sạch các rễ cây. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể sử dụng các loại máy xới đất thay cho dùng cuốc xới thủ công.

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất

Nếu được cung cấp đủ chất hữu cơ, đồng thời thực hiện đúng các hướng dẫn trong kỹ thuật trồng dâu tây, các cây sẽ sinh trưởng tốt, sản lượng cao và kéo dài mùa vụ.

Hãy nhớ rằng, cây dâu tây rất dễ bị sâu, bệnh phá hại, cho nên, việc xử lý đất hợp lý là vô cùng cần thiết để hạn chế nguồn bệnh.

✔✔ Các công đoạn phòng trừ sâu bệnh mà kỹ thuật trồng dâu tây đưa ra gồm có:


Vệ sinh ruộng trồng, thu dọn sạch sẽ các cây trồng trước, các loại cỏ dại
Xới đất thật tơi xốp và phơi đất 
Xử lý vôi và phun, rắc các loại thuốc phòng trừ sâu, bệnh
Bón lót các loại phân 

✔✔ Hướng dẫn cách lên luống trồng dâu tây

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất
Dâu tây cần được tạo luống để dễ thoát nước và tiện lợi khi thu hoạch

Đất trồng dâu tây phải có độ thoát ẩm tốt, bởi vậy, khi trồng dâu việc tạo luống đất là công đoạn nhất định. Với kỹ thuật trồng dâu tây này, bạn có thể lựa chọn trồng cây trong nhà nilon hoặc trồng ngoài trời đều cho năng suất cao.

Đối với kỹ thuật trồng dâu tây trồng trong nhà nilon, bạn tạo các luống có độ cao từ 20 -25 cm (nếu nơi trồng có địa hình thấp, trũng) hoặc 15 – 20 cm (đối với vùng đất cao, khả năng thoát nước tốt), mỗi luống rộng khoảng 1,2 -1,3 m. Mỗi luống trồng hàng 2 -3 cây theo chiều rộng, các cây trên luống cách nhau từ 35 -40 cm.

Đối với dâu tây trồng ngoài trời, bạn cũng tạo luống tương tự như trong nhà nilon, tuy nhiên, khi trồng cây, mỗi cây phải cách nhau từ 40 -45 cm.

✔✔ Cách chọn cây giống chuẩn cũng là yêu cầu trong kỹ thuật trồng dâu tây:

Bạn có thể trồng dâu tây bằng hạt hoặc bằng cây con. Nếu mua hạt giống, bạn nên mua ở những địa chỉ uy tín, kiểm tra hạn sử dụng và bao bì không bị rách, ẩm... và có chỉ số nảy mầm cao.

Trường hợp trồng cây con, bạn nên chọn những cây có đường kính (tán xòe ra) từ 10 – 15 cm, kiểm tra xem cây có chắc khỏe, có bị sâu bệnh hay không. Chọn những cây có các mạ cây (nhánh lá) phát triển đều, khỏe mạnh.

✔✔ Cách chăm sóc dâu tây

Làm dàn che

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất
Trồng dâu tây trong nhà nilon

Hiện nay, có 2 phương pháp trồng dâu tây đang được nhiều nơi áp dụng: trồng dâu tây trong nhà nilon và trồng dâu ngoài trời. Trong kỹ thuật trồng dâu tây này, chúng tôi cũng khuyến khích các bạn nên sử dụng nhà nilon. So với trồng bên ngoài, việc trồng cây trong nhà nilon có khá nhiều ưu điểm:

⧫ Có nilon bảo vệ, dâu tây sẽ không gặp mưa trực tiếp, điều này giúp hạn chế các bệnh của cây do mưa nhiều. 
⧫ Hạn chế việc bị ngập úng các luống đất, tránh được việc tăng quá nhiều độ ẩm và rửa trôi phân bón khi mưa kéo dài hay mưa lớn.

Lưu ý, khi thiết kế nhà nilon bạn phải đảm bảo dàm che cao, khả năng thông gió tốt. Bên cạnh đó, nhà nilon có thể làm tăng nhiệt độ trong những ngày nắng nóng kéo dài, bạn cần chú ý tình trạng của các cây dâu để thực hiện các biện pháp điều chỉnh, tránh làm ảnh hưởng đến sinh lý của cây.

✔✔ Che phủ cho luống đất

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất
Che phủ luống đất trồng dâu tây

Việc che phủ cho luống đất là một nội dung cần ghi nhớ trong kỹ thuật trồng dâu tây. Điều này nhằm mục đích giữ độ ẩm và gia tăng nhiệt độ cho luống, giúp cây dâu phát triển tốt, hạn chế mầm bệnh và cỏ dại, bảo vệ cho phân bón không bị rửa trôi... Đặc biệt, do dâu tây là loại cây thân cỏ, trái cây sẽ nằm sát mặt đất, việc dùng các tấm nhựa, lưới nilon, cỏ khô, rơm rạ... che phủ luống đất sẽ giúp cách ly các quả dâu tây không cho tiếp xúc với đất – nguyên nhân chính của bệnh thối quả. 

Tuy nhiên, khi thực hiện việc che phủ luống, bạn hãy thường xuyên kiểm tra ruộng dâu tây để đề phòng phát sinh sên nhớt.

৵ Tỉa thân lá, chùm hoa

Trong thời gian trồng cây, để dâu tây phát triển ổn định, kỹ thuật trồng dâu tây có một số lưu ý như sau:

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất
Chú ý đảm bảo mật độ phân tán của cây

Giai đoạn đầu tiên, bạn không nên giữ lại đợt hoa bói. Hãy ngắt bỏ các chùm hoa để cây tập trung sinh trưởng. Bên cạnh đó ở giai đoạn này, khi thân lá cây chưa phủ luống, bạn có thể để lại khoảng 5 - 6 ngó (mạ cây). Nếu không có ý định nhân giống, bạn nên cắt bỏ những ngó thừa. Lưu ý, không để ngó đâm rễ phụ trên luống.

Đến giai đoạn thu hoạch, hãy cân đối giữa khả năng phát triển của tán cây và số lượng hoa, nên tỉa bớt những nụ hoa, trái bị dị dạng hay sâu bệnh, điều đó sẽ giúp trái cây lớn đều, cho quả đẹp và khỏe mạnh. 

Khi cây đang sinh trưởng mạnh, bạn hãy luôn chú ý bảo đảm mật độ phân tán của cây, mỗi gốc chỉ nên để từ 3 – 5 thân lá. Luôn loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh cùng những lá bị che khuất dưới tán. Tuy nhiên, bạn không được tỉa quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.

Các lá cây, ngó cây sau khi được cắt bỏ phải được tiêu hủy ở xa nơi đang trồng.

✔✔ Tưới nước

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho khu vực trồng dâu tây:

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất

Như đã nói ở phần đầu tiên của kỹ thuật trồng dâu tây, loại cây này có yêu cầu rất nghiêm khắc về độ ẩm trong đất và các yêu cầu về phòng chống sâu bệnh. Bởi vậy, khi tưới nước, bạn cần sử dụng nguồn nước sạch, không tưới nước mương, suối (dễ mang những nguồn bệnh) cho dâu tây.

Có một cách rất tốt để tưới nước cho dâu tây, đảm bảo độ ẩm thường xuyên cho đất mà lại không gây úng nước, đó là thiết kế một hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm cho khu vực trồng của bạn.

Bón phân cũng là một điều cần lưu ý trong kỹ thuật trồng dâu tây:

Cây dâu cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. Bạn có thể bón phân NPK và các loại phân bón cung cấp các nhóm dinh dưỡng trung lượng, vi lượng để cây có khả năng chống chịu bệnh tật tốt. 

Bên cạnh đó, bạn phải bón đầy đủ phân hữu cơ để đảm bảo lượng chất mùn trong đất, lưu ý phân hữu cơ phải được ủ nóng và xử lý rắc thuốc chống nấm bệnh, đặc biệt phải hoai mục hoàn toàn trước khi bón để tránh lây lan các mầm bệnh cùng cỏ dại. 

Ngoài ra, các bạn cũng cần bón thêm các loại phân hóa học như phân đạm, phân lân, kali...để thúc đẩy khả năng sinh trưởng của cây, khả năng ra hoa, đậu quả, và làm tăng chất lượng của trái. Đặc biệt, nếu bạn trồng dâu trong nhà nilon, việc bón phân kali sẽ giúp tăng cường quang hợp (dâu tây là loại cây cần nhiều ánh sáng) giúp trồng cây hiệu quả.

Khi bón phân, bạn nên bón ít nhưng chia làm nhiều lần trong năm. Hãy theo dõi ruộng vườn để kịp thời bổ sung loại phân bón phù hợp. Theo kỹ thuật trồng dâu tây, thông thường, trong năm thứ nhất lượng phân định kỳ cần bón là 10 lần/năm. 

Ví dụ với 1.000 m2 dâu tây, nếu bạn bón phân định kỳ 10 lần/năm, như vậy mỗi lần bạn có thể bón 10 kg ure + 0,8 kg Kali + 0,6 Kg lân hoặc số lượng phân hỗn hợp tương đương, đồng thời sử dụng acid boric và MgSO4 phun xịt qua lá.

Dâu tây cho thu hoạch trái kéo dài trong 2 năm (hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc tốt), nếu sau một năm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây kém đi, bạn có thể bổ sung phân, đa vi lượng, đa trung lượng qua lá theo định kỳ 10 -15 ngày phun một lần.

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào khả năng sinh trưởng, thời điểm thu hoạch cùng chu kỳ ra quả, bạn nên điều chỉnh liều lượng và thời điểm bổ sung các loại phân bón cho cây trồng.

Trong kỹ thuật trồng dâu tây, riêng việc bón vôi để phòng trừ sâu bệnh, mỗi năm bạn chỉ cần thực hiện 2 lần, một lần bón lót và một lần bón bổ sung ở khoảng 6 tháng sau khi trồng. Lần bón vôi thứ 2 có thể bón ít hơn một nửa so với lần đầu tiên.

✔✔ Phòng ngừa trái dâu tây dị dạng

Dâu tây là loại quả dễ dàng bị dị dạng, để giảm bớt tỉ lệ này, bạn hãy nâng cao tỷ lệ thụ phấn cho hoa. (Ví dụ, trong 1ha dâu, bạn có thể nuôi 2 thùng ong mật để tăng cường số hoa được thụ phấn)

Khi hoa nở rộ, không nên phun xịt thuốc trừ sâu bệnh nồng độ cao. 

Ngay lần kết quả đầu tiên, nếu bạn phát hiện quả dị dạng, hãy lập tức hái bỏ và giảm bớt lượng phân đạm trong lần bón phân định kỳ tới.

✔✔ Thu hoạch dâu tây

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất
Cách xếp dâu tây để vận chuyển và bảo quản

Để thu hoạch những trái dâu tây tốt nhất, bạn hãy thu hoạch khi trái đã chuyển sang màu đỏ đều. Nên biết rằng, loại trái cây này sẽ không chín thêm sau khi thu hoạch, nếu bạn hái khi trái còn xanh, giá trị của dâu tây sẽ bị giảm rất nhiều.

Khi thu hoạch và vận chuyển, cần tránh để các trái dâu tây tiếp xúc và cọ xát với nhau, sẽ khiến bề mặt quả dâu bị dập nát.

Dâu tây có thời gian bảo quản khá ngắn, cho nên cách tốt nhất là bạn nên bảo quản và vận chuyển dâu trong môi trường lạnh. 

Lưu ý về bệnh thối trái ở dâu tây

Cây dâu tây rất dễ dàng bị tấn công bởi nhiều loại sâu, bệnh. Trong đó, bệnh thối trái ở dâu tây là loại bệnh vô cùng phổ biến mà bạn cần phải chú ý. Loại bệnh này xuất hiện do một số loại nấm có trong đất hoặc bị nhiễm vào quả cây khi trời mưa.

kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất
Bệnh thối trái ở dâu tây

Những biểu hiện của việc trái cây bị thối do nấm bao gồm: xuất hiệnn hững đốm nâu sáng trên quả, sau đó lan rộng và làm trái cây bị mốc xám, cuối cùng bị khô dần; trên quả xuất hiện vết màu nâu sậm, sau đó quả dần dần bị thối đen; quả bị cứng và chuyển sang màu nâu, trái bị teo nhỏ lại và dai như cao su...

✒✒ Trong kỹ thuật trồng dâu tây, có một số cách đơn giản đề phòng bệnh như:

Tạo các luống đất trồng cao ráo, thoát nước tốt. 
Che phủ cho luống đất
Bón tăng lượng kali trong vụ mưa và chú ý cân đối lượng phân bón NPK
Xử lý đất cẩn thận trước khi trồng
Thực hiện việc trồng luân canh dâu tây với loại cây trồng khác
Định kỳ phun, xịt các loại thuốc trừ nấm
Thường xuyên kiểm tra ruộng vườn, ngắt bỏ ngay các trái cây bệnh và tiêu hủy ở xa nơi trồng.

Với những chia sẻ trên về kỹ thuật trồng dâu tây trên luống đất, hy vọng các bạn sẽ nắm bắt được phương pháp trồng dâu tây hiệu quả, năng suất và có giá trị cao.

Tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật những thông tin về kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật chăn nuôi mới nhất và tìm cho mình những sản phẩm, thiết bị máy nông nghiệp, máy chăn nuôi hiệu quả nhé!

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng 3A!

Xem thêm>>

Xem thêm>>

Liên hệ
hotline0901 469 669